Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

HOÀN THÀNH KHU VUI CHƠI TRẺ EM TẠI TRẦN HUY LIỆU, HAPPYLAND ĐANG ĐƯỢC MỞ RỘNG

[NPY] Trong tháng 8/2013, NPY đã hoàn thành và đưa vào sử dụng khu vui chơi trẻ em tại Trần Huy Liệu - Q. Phú Nhuận, TP.HCM. Công trình gồm các hạng mục: sân đá bóng mini, hồ bơi, khu vui chơi liên hoàn, khu vui chơi giao thông, khu tô tượng lắp hình, khu tổ chức sinh nhật, khu cà phê...

Mỗi hạng mục, chủ đầu tư đều xem xét từng chi tiết nhỏ. Theo tâm niệm của chủ đầu tư: khu vui chơi dành cho trẻ em phải an toàn, đẹp và sạch sẽ. Anh có một niềm đam mê với các trò chơi trẻ em, anh muốn làm một điều gì đó với trẻ em Việt Nam. Và anh đã làm một khu vui chơi hoành tráng như thế này đây:
Mặt tiền khu vui chơi Maika, Q. Phú Nhuận


Lúc đang lắp khu vui chơi


Khu vui chơi đã hoàn thiện

Khu chơi dưới nước

Khu trò chơi giao thông


Xem thêm hình ảnh khu vui chơi Trần Huy Liệu, TP.HCM: TẠI ĐÂY

Cũng trong tháng 8 này, khu vui chơi trẻ em lớn nhất tỉnh Quảng Nam cũng đã mở rộng và lắp đặt thêm trò chơi mới rất đôc và lạ. Với trò chơi ngoài trời Max Air, các bạn trẻ sẽ thưởng thức một cảm giác rất lạ thử thách trò chơi mang tính mạo hiểm này (Bạn nào yếu tim, sợ độ cao thì ráng luyện nhé)

HappyLand liên tục mở rộng và đầu tư thêm các trò chơi mới ngày càng đáp ứng nhu cầu TP. Tam Kỳ nói riêng, Quảng Nam nói chung. Điều này chứng tỏ, việc đầu tư khu vui chơi trẻ em tại đây đang đi đúng nhu cầu và thu được lợi nhuận cao.

Máy Maxair

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

KÝ HỢP ĐỒNG LÀM KHU VUI CHƠI TẠI BẮC NINH, PHÚ YÊN, BÌNH DƯƠNG, TP.HCM

[NPY] Để đón nhận tết Trung Thu năm nay, chủ đầu tư tại các tỉnh Bắc Ninh, Phú Yên, Bình Dương, TP.HCM đã liên tiếp đặt hàng trong tháng 8 với NPY. Đây cũng là niềm vui cũng là vinh dự các chủ đầu tư đã tin tưởng NPY trong thời gian vừa qua.

Đáp lại sự tin tưởng đó, NPY quyết tâm hoàn thành các công trình này trước dịp Trung Thu năm nay để phục vụ các "thiên thần nhỏ".


Đến tháng 8/2013, NPY đã lắp đặt được tại 20 tỉnh, thành phố, huyện trong cả nước, đã phục vụ hơn 18.200 lượt khách hàng nhí trong tuần. Theo kế hoạch, NPY sẽ nâng số lượt phục vụ lên 100.000 trong một tuần vào năm 2014 tại hơn 30 tỉnh, thành phố.

Khu vui chơi trẻ em tại Q.1, TPHCM
Khu vui chơi trẻ em tại Bắc Ninh

Khu vui chơi trẻ em tại Bình Dương

Khu vui chơi tại bệnh viện nhi Phú Yên



Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

KHU VUI CHƠI TRẺ EM Ở ĐỒNG NAI: VỪA THIẾU, VỪA CHÁN

Lâu nay, các khu vui chơi tại một số nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa huyện, xã, phường, thị trấn ít được quan tâm đầu tư...

Thực tế, nhiều khu vui chơi đã và đang trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng, thậm chí là thiếu an toàn, do đó ít thu hút được các bậc cha mẹ đưa con em tới giải trí.

Đơn điệu, nhàm chán…

Chị Nguyễn Thị Diệu, ngụ KP.8, phường Tân Phong (TP.Biên Hòa) than phiền: “Vào mỗi dịp hè, vợ chồng tôi muốn đưa con đi vui chơi cho thoải mái để bù lại những ngày các cháu học tập vất vả. Thế nhưng, những khu vui chơi ở TP.Biên Hòa đều chật hẹp và trò chơi đã lỗi thời, chẳng có gì mới so với trước đây”.

Trò chơi xích đu tại Nhà thiếu nhi huyện Long Thành bị hư hỏng, rất nguy hiểm khi trẻ đến chơi.
Trò chơi xích đu tại Nhà thiếu nhi huyện Long Thành bị hư hỏng, rất nguy hiểm khi trẻ đến chơi.
Tại khu vui chơi của Nhà thiếu nhi huyện Long Thành, các trò chơi đưa vào sử dụng từ lâu nhưng do không được bảo quản, sửa chữa nên một số bị gãy đổ, gỉ sét vứt chỏng chơ một góc. Chị Trần Loan Phương, ngụ KP.Phước Hải, thị trấn Long Thành (huyện Long Thành) bức xúc: “Mỗi lần đưa con đi ngang Nhà thiếu nhi, nhìn từ xa cháu lại khóc đòi vào. Song, dẫn con dạo một số khu vực bên trong, tôi quá thất vọng vì một số trò chơi đã hư hỏng nhưng không được sửa chữa”.

Bà Phạm Thị Lệ Thủy, Chi cục phó Chi cục Bảo trợ xã hội - bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Sở Lao động - thương binh và xã hội): Cần sự chủ động từ các địa phương
Lâu nay, thiếu sân chơi là tình trạng chung trong toàn tỉnh. Tất cả các địa phương đều mong chờ Nhà nước đầu tư là điều rất khó khăn đối với ngân sách. Tại các diễn đàn trẻ em tổ chức hàng năm, nhiều trẻ đều kiến nghị về việc đầu tư các khu vui chơi nhưng sau đó việc này tiến triển chậm. Để giải quyết từng bước vấn đề này, tôi nghĩ rằng cần có sự chủ động của mỗi địa phương, đặc biệt là mạnh dạn huy động nguồn lực xã hội hóa thì mới giải quyết tốt nhu cầu chính đáng của của thiếu nhi.
Đối với một số địa bàn chưa có nhà thiếu nhi thì trung tâm văn hóa huyện là chỗ vui chơi giải trí cho các em. Tuy nhiên, nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến tình trạng “sân trống, nhà rỗng”. Điển hình là Trung tâm văn hóa huyện Nhơn Trạch. Khu vực này rộng gần 9 ngàn m2 nhưng không có khu trò chơi nào, ngoài một nhà thi đấu trống không. Trong khi đó, Trung tâm văn hóa huyện Trảng Bom đã tận dụng khoảng trống trước sân để liên kết với tư nhân lắp đặt khu trò chơi có thu phí, song cũng chỉ thu hút ít trẻ đến vì trò chơi ở đây quá đơn điệu và chỉ phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, mầm non.

Cần nhiều mô hình xã hội hóa

Nắm bắt được nhu cầu vui chơi ngày càng lớn của trẻ em, nhiều tư nhân đã mạnh dạn đầu tư khu vui chơi với những trò chơi hấp dẫn, thậm chí mang cảm giác mạnh nên bước đầu mang lại hiệu quả. Ví dụ, tại TP.Biên Hòa, có một số khu vui chơi quen thuộc, thời gian qua thu hút khá đông trẻ em, như: công viên Biên Hùng, công viên Nguyễn Văn Trị, Khu du lịch Bửu Long... Nhận định về những nơi này, nhiều người cho rằng không gian ở đây chật hẹp; một số trò chơi trùng lắp và giá vé quá cao. Chính vì vậy, số lượng người đến vui chơi giảm dần.
Khu vui chơi trẻ em được đầu tư mới tại Vĩnh Cửu, Đồng Nai


Nói về các điểm vui chơi thiếu nhi ở TP.Biên Hòa, anh Nguyễn Thanh Long, ngụ KP.4, phường Tân Hiệp (TP.Biên Hòa) tâm sự, các trò chơi trong công viên lấy giá khá cao. Vì thế, chỉ những gia đình có điều kiện mới cho con cháu tham gia thường xuyên. Trong khi em Trần Xuân Nhi, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Trần Phú (huyện Trảng Bom), phản ánh: Trong dịp hè rất muốn đến khu vui chơi cho thỏa thích. Nhưng ở địa phương chẳng có nơi nào tổ chức cho thiếu nhi thư giãn nên em chỉ biết ở nhà coi ti vi, hay chơi quanh quẩn với các bạn hàng xóm.

Rõ ràng, sân chơi cho thiếu nhi hiện nay còn bất cập, chưa phù hợp với từng lứa tuổi. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí của trẻ em. Thiếu sân chơi lành mạnh còn tiềm ẩn nguy cơ trẻ dễ tiếp cận với văn hóa phẩm không lành mạnh; hoặc nghiện game, nhất là đối với những gia đình quản lý con em lỏng lẻo.

Theo Báo Đồng Nai