Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

HOÀN THÀNH KHU VUI CHƠI TRẺ EM Ở HƯƠNG THUỶ - THỪA THIÊN HUẾ

[NPY] Trong tháng 7/2013, NPY đã bàn giao và đưa vào hoạt động khu vui chơi trẻ em tại TX. Hương Thuỷ - Tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là khu vui chơi trong nhà và được đầu tư bài bản đầu tiên tại huyện này. Khu vui chơi này được đặt tại trên tầng 3 của Trung Tâm Viễn Thông VNPT Hương Thủy .

Trung tâm giao dịch của VNPT

Như cá gặp nước, trẻ em tại thị xã tham gia rất nhiệt tình. Theo thông tin từ chủ đầu tư, có những ngày phải từ chối - NGỪNG BÁN VÉ vì không thể đáp ứng nỗi nhu cầu quá lớn ở đây. Hiện tại, chủ đầu tư đang bước vào giai đoạn 2 - đầu tư thêm trò điện tử để đáp ứng thị hiếu đa dạng của các bé.
Khu vui chơi liên hoàn tại Huế

Trò chơi điện tử

Đây là cũng là thực tế tại những địa phương xa trung tâm thành phố, nơi mà thiếu thốn các hình thức vui chơi, giải trí. Tại những địa phương này, trẻ em chỉ có thể chơi tại những khu vui chơi ngoài trời được lắp đặt tạm bợ tại một khu đất thuê ngắn hạn. Các khu vui chơi kiểu này thường không đảm bảo an toàn, vệ sinh. Thiết bị đã quá cũ hoặc nhanh chóng xuống cấp và chỉ hoạt động vào ngày nắng.

Vì quá tải, chủ đầu tư buộc phải "NGỪNG BÁN VÉ"

Bạn xem một số hình ảnh khu vui chơi tại Hương Thủy - Thừa Thiên - Huế. Từ đó bạn xem xét có thể đầu tư tại địa phương mình hay không nhé. Vui lòng xem hình TẠI ĐÂY










Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

CUNG CẤP LẮP ĐẶT KHU VUI CHƠI TRẺ EM TẠI CÀ MAU VÀ TÂN BÌNH- HCM

[NPY] Trong tháng 7/2013, NPY đã ký hợp đồng cung cấp và lắp đặt trọn gói khu vui chơi liên hoàn tại tỉnh Cà Mau và Q. Tân Bình - TP.HCM.

Điều đặc biệt với 2 hợp đồng này là chủ đầu tư đã nhắm đến 2 vị trí hoạt động hiệu quả cho khu vui chơi trẻ em. Đó là vị trí : trong siêu thị điện máy ở khu trung tâm tỉnh/ thành phố và siêu thị hàng tiêu dùng mini nằm trong khu chung cư.

Cụ thể, tại Cà Mau, tỉnh Miền Tây - Việt Nam, Khu vui chơi trẻ em này sẽ toạ lạc trong khu siêu thị điện máy sầm uất Nguyễn Kim. Tận dụng ưu thế "Hút khách" của đối tác - siêu thị Nguyễn Kim và nhận thấy chưa có khu vui chơi trong nhà nào bài bản tại Cà Mau trong khi nhu cầu là rất lớn, chủ đầu tư quyết định đầu tư ngay, thuê hẳn 1 tầng 1500 m2 để mở khu vui chơi và chuẩn bị phục vụ cho Tết Trung Thu 2013.
Dưới đây là mô hình mà NPY sẽ lắp đặt trong thời gian sắp tới.

Mô hình khu vui chơi liên hoàn tại Cà Mau
Khu vui chơi tọa lạc tại tầng 4 của siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Cà Mau

Tại Quận Tân Bình - TP.HCM, NPY cung cấp lắp đặt khu vui chơi liên hoàn tại siêu thị mini ở Cao ốc Phúc Yên. Tại đây đã có sẵn một trường mẫu giáo và phía trên là những căn hộ cao cấp. Nhận thấy nhu cầu lớn tại đây đồng thời thêm phần hấp dẫn cho siêu thị, chủ đầu tư đã quyết định đầu tư với mô hình sau đây trong khu siêu thị của mình.

Mô hình khu liên hoàn tại Phúc Yên


Cao ốc Phúc Yên ở Tân Bình, Tp. HCM




Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

THỊ TRƯỜNG PHỤC VỤ TRẺ EM: MIẾNG BÁNH 5 TỶ USD

Khu vui chơi trẻ em trong nhà TP. Vũng Tàu - Tỉnh thứ 15 NPY đã lắp đặt

[NPY] Tổng dung lượng thị trường cho trẻ em bao gồm hàng hóa, dịch vụ giáo dục, y tế, giải trí ước tính lên đến 5,2 tỷ đô la Mỹ/năm. Đây là kết quả nghiên cứu mà công ty cổ phần thương mại dịch vụ Nkind vừa công bố. Nhưng trên thực tế, các DN trong nước chưa khai thác hết tiềm năng mà mảng thị trường này có thể mang lại.

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

Theo ông Thomas. J Ngo, Tổng giám đốc Nkink, Việt Nam hiện có khoảng 20,8 triệu trẻ em độ tuổi từ 0-12. Đây là phân khúc tiêu dùng đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa khai thác hết.

Thị trường này chia làm ba nhóm chính: (1) giáo dục, (2) y tế và (3) nhóm tất cả các sản phẩm và dịch vụ khác (dành cho trẻ 0-12 tuổi). Nhóm (3) chiếm khoảng 3,1 tỉ đô la Mỹ/năm, trong đó, chỉ riêng các sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng đã chiếm đến 1,2 tỉ đo la Mỹ/năm; các sản phẩm khác bao gồm đồ chơi, quần áo, tã lót, mũ nó... chiếm khoảng 1,1 tỉ đô la Mỹ; dịch vụ vui chơi giải trí cho bé cũng lên đến 700 triệu đô la Mỹ/năm. Tính trung bình trong cả nước, mỗi phụ huynh chi tiêu cho một trẻ khoảng 500.000 đồng/tháng. Riêng ở TP.HCM, mức này cao gấp ba lần, khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.

Một nghiên cứu gần dây liên quan dến các mặt hàng dành cho trẻ em của Công ty Nghiên cứu thị trường FTA cũng đưa ra nhiều phân tích thú vị, trong đó, nhóm ra quyết định mua sản phẩn cho trẻ em là nhóm phụ nữ trung niên, độ tuổi từ 30-55. Theo ông Trần Ngọc Dũng, Giám đốc điều hành FTA, đây là nhóm tuổi khá năng động với 40% đi làm và có công việc kinh doanh riêng. Mức thu nhập trung bình của nhóm phụ nữ độc lập về tài chính này là trên 20 triệu đồng/tháng, chủ yếu là từ lợi nhuận của công việc kinh doanh.

Ông Dũng lưu ý các nhà sản xuất cần có chiến lược thị trường sản phẩm dành cho trẻ em thông qua những bà mẹ. Ông nhận xét: "Các bà mẹ thường kết hợp mua sắm cho bản thân và gia đình khi đi mua sắm cho con cái họ. Có lẽ vì vậy mà địa điểm mua sắm cho trẻ chủ yếu là ở chợ và siêu thị, các cửa hàng thời trang chuyên bán hàng cho bé, mẹ và bé.

Riêng ở lĩnh vực thời trang trẻ em, chi phí trung bình cho một bộ đồ của bé không quá 200.000 đồng. Các bà mẹ thường lựa chọn các bộ quần áo có giá dưới 100.000-200.000 đồng cho bé từ 1-3 tuổi. Chi phí một lần đi mua sắm cho bé thường khoảng từ 1-2 triệu đồng, đặc biệt là cho bé dưới 6 tháng tuổi.

Nhóm sản phẩm đồ chơi cho trẻ em nhiều năm nay bị đồ chơi nhập khẩu áp đảo. Tuy nhiên, theo FTA, đồ chơi có xuất xứ trong nước rất được các bà mẹ quan tâm. Có đến 52% bà mẹ được hỏi cho biết họ ưu tiên chọn đồ chơi sản xuất trong nước. Đây là cơ hội tốt cho các công ty trong nước.

Có chút chênh lệch với số liệu của Nkind, FTA cho rằng các bà mẹ ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội chỉ trung bình 2 triệu đồng/tháng/trẻ.

KHÓ CẠNH TRANH VỚI HÀNG NHẬP GIÁ RẺ


Nhìn chung, nhiều ngành hàng và dịch vụ cho trẻ khó có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ. Cụ thể ở lĩnh vực trò chơi trẻ em, theo số liệu thống kê không chính thức, doanh nghiệp Trung Quốc chiếm thị phần hơn 80%. Chủ một đại lý bán đồ chơi trên đường Hai Bà Trưng (TP.HCM) cho biết tỷ lệ hàng Việt Nam mà cửa hàng này phân phối chỉ chiếm khoảng 10%. Lý do mà chủ cửa hàng này đưa ra là mẫu mã đồ chơi trong nước quá đơn điệu, giá lại đắt hơn hàng nhập khẩu.

Để có một dây chuyền sản xuất đồ chơi hoàn chỉnh đạt chất lượng và đảm bảo an toàn cho trẻ, doanh nghiệp trong nước phải đầu tư ít nhất 1 triệu đô la Mỹ. Ngay cả khi chấp nhận đầu tư, doanh nghiệp cũng khó lòng cạnh tranh với các thương hiệu đồ chơi nhập khẩu đã quen thuộc trên thị trường. Chưa kể chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm để liên tục đưa ra thị trường những mẫu mã mới cũng là rào cản đối với các nhà sản xuất.

TẬP TRUNG VÀO THỊ TRƯỜNG NGÁCH 
Cảnh đông vui nhộn nhịp của một khu vui chơi trẻ em tại Hóc Môn


Để khai thác thành công thị trường dành cho trẻ em, theo ông Thomas. J Ngo, doanh nghiệp đi sau cần tìm những thị trường ngách mà các sản phẩm nhập khẩu cũng như các công ty nước ngoài chưa nắm giữ.

Ông Ngo cho rằng một trong những thị trường ngách quan trọng là mảng dịch vụ. Đầu tư vào các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí mang tính giáo dục mà cách là các chủ đầu tư đang thực hiện khá thành công ở Việt Nam. "Riêng mảng dịch vụ vui chơi giải trí có mức tăng trưởng trên 200%/năm. Đây là mảng thị phần còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác", ông Ngo nói.

Ngoài phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em, việc khai thác những dịch vụ giáo dục, y tế phục vụ trẻ em, các sản phẩm thiết yếu khác dành cho mẹ và bé cũng là những gợi ý đáng suy nghĩ cho doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh ngành kinh doanh đã bão hòa. Nhiều doanh nghiệp sau khi phá sản đang bắt đầu khởi nghiệp trở lại từ những thị trường "nghách" dành cho trẻ em.

Các nhà nghiên cứu thị trường cho rằng với quy mô thị trường hơn 5 tỉ đô la Mỹ/năm, cơ hội thành công là không nhỏ nếu doanh nghiệp có bước đi phù hợp.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

GỞI CON CHƠI TRONG NGÀY HÈ

[NPY] Vài năm gần đây, các khu vui chơi trong nhà dành cho trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều. Các khu vui chơi này không chỉ phục vụ nhu cầu vui chơi của trẻ mà còn đáp ứng được những mong muốn của phụ huynh.

 

Phụ huynh có thể chơi cùng với trẻ

CHƠI MÀ HỌC

Dần thay thế cho mô hình khu vui chơi ngoài trời chỉ thuần giải trí. Khu vui chơi trẻ em trong nhà được lòng phụ huynh vì không nắng mưa, đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Ưu điểm lớn của mô hình này là kết hợp giáo dục và giải trí. Trẻ không những được chơi đùa, vận động mà còn được rèn luyện các kỹ năng trong môi trường tốt.

Chẳng hạn, trẻ có thể tha hồ vận động tại khu trò chơi liên hoàn có nhà banh, cầu tuột, sàn nhún, chui ống, cầu treo, xích đu, leo núi… đều được làm bằng những chất liệu mềm, có độ đàn hồi. Sàn nhà được lót nệm cho trẻ an toàn khi chạy nhảy, có tủ thuốc và người chăm sóc y tế.

Các món đồ chơi dành cho bé trai và bé gái được đảm bảo độ an toàn... Trẻ cũng có thể hoá trang thành các nhân vật ưa thích như siêu nhân, công chúa, cọp, chim hoặc bác sĩ, kỹ sư, đầu bếp… Trẻ không hiếu động có thể luyện tính sáng tạo với trò chơi lắp ráp, vẽ tranh, tô tượng, đọc sách… Với trò chơi khoa học trẻ sẽ học được cách tạo ra núi lửa tí hon, bong bóng xà phòng, kính vạn hoa… hoặc học ngoại ngữ bằng trò câu cá, xem phim.

Tại các khu vui chơi lớn được cho là bài bản hiện nay với mô hình thành phố hướng nghiệp dành cho trẻ từ 3 – 15 tuổi. Thông qua trò chơi, trẻ có thể hoá thân thành phi công, bác sĩ, lính cứu hoả, kỹ sư, thợ làm bánh, công nhân, người mẫu… tại khu vực sân bay, bệnh viện, nhà máy, trung tâm thời trang… Khi tham gia vào một công việc nào đó, trẻ sẽ được trả lương và sử dụng để chi trả cho một khoá học khác nếu thích.

Những hoạt động này giúp trẻ tự khám phá khả năng của bản thân và tự tin hơn. Như bé Yến Nhi, sáu tuổi (quận 11) vừa được mẹ dẫn đi chơi về liền chạy khoe với bà ngoại: “Ngoại ơi, con biết trang điểm rồi, mai mốt con trang điểm để ngoại đi ăn tiệc nghen!”.

TRẺ VUI, PHỤ HUYNH KHOẺ

Chủ nhật, khi bận việc, vợ chồng anh Thế Chương (quận 10) thường mua vé cho con trai năm tuổi vào chơi ở địa điểm gần nhà, gửi lại số điện thoại cho người quản lý rồi đi công việc.

Trường hợp gửi con “chữa cháy” như anh Chương hiện nay không hiếm. Và đa số các khu vui chơi trẻ em đều có mặt ở các khu vực gần hoặc thuộc toà nhà có siêu thị, trung tâm mua sắm để phụ huynh yên tâm mua sắm, thư giãn. Tuy nhiên, cũng có một số phụ huynh dành thời gian cùng tham gia các trò lắp ráp cùng trẻ hoặc ngồi trông chừng trẻ.

Tuỳ theo quy mô của khu vui chơi, giá vé vào cửa trung bình hiện nay là 50.000 đồng/trẻ, không hẳn phụ huynh nào cũng đủ thời gian và tiền bạc để thường xuyên đưa trẻ đi chơi. Với chị Bảo Trang, ngồi trông chừng con tại khu vui chơi ở một siêu thị tại quận 10 thì việc cho trẻ vào khu vui chơi cũng là một bài toán về… đủ mọi thứ.

Theo chị, thứ nhất là không có khả năng mua những món đồ chơi đắt tiền mà con thích để rồi sau đó bỏ mất. Thứ hai, không gian nhà ở không đủ rộng và đảm bảo cho trẻ tự do chạy nhảy. Thứ ba, trẻ có thể kết giao bạn bè để hoạt bát hơn. “Khoẻ nhất là khỏi phải la hét, thu dọn bãi chiến trường mà tụi nhỏ bày ra”, chị Trang hào hứng bày tỏ.

Theo CBS.net